Nhảy đến nội dung

Seminar về chủ đề: “Hóa học và ứng dụng”

Vào 9h00, ngày 04/07/2025 Viện IAST tổ chức buổi trao đổi học thuật tại Phòng họp B với nội dung chi tiết như sau:

1/ PGS.TS Nguyễn Anh Tiến trình bày về "Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc, tính chất quang, từ và điện của vật liệu nano perovskite trên cơ sở HoFeO3"

Abstract:

Trong nghiên cứu này, các hệ vật liệu nano perovskite HoFeO3 pha tạp cobalt, manganes đã được tổng hợp thành công bằng phương pháp đồng kết tủa đơn giản. Nồng độ pha tạp cobalt, manganes ảnh hưởng đáng kể đến các đặc tính cấu trúc và tính chất hóa lí của vật liệu nền HoFeO3. Kích thước tinh thể trung bình và thể tích ô mạng tinh thể tăng theo hàm lượng các nguyên tố pha tạp. Phân tích nhiệt trọng lượng (TGA) cho thấy các kết tủa hydroxides bị phân hủy hoàn toàn ở khoảng 850 °C. Ảnh hiển vi điện tử truyền qua (TEM) cho thấy các hạt nano trên cơ sở perovskite HoFeO3 tổng hợp được có dạng hình cầu kết tụ với kích thước trong khoảng 20–50 nm. Thành phần và bản đồ phân bố các nguyên tố trong các mẫu tổng hợp được xác định bằng phương pháp tán xạ năng lượng tia X (EDX-mapping). Giá trị năng lượng vùng cấm giảm, trong khi độ từ hóa có xu hướng tăng theo chiều tăng hàm lượng nguyên tố pha tạp. Ở mật độ dòng 0.1 A·g–1, giá trị dung lượng riêng của các điện cực anode trên cơ sở HoFeO3 cho pin Li-ion trong 50–120 chu kì đầu tiên tăng dần và đạt cực đại lên đến 503 mAh.g–1. Các điện cực anode trên cơ sở HoFeO3 còn chứng minh khả năng thuận nghịch tốt với hiệu suất phòng sạc tiệm cận 100 % sau chu kì thứ nhất. Những kết quả này cho thấy tiềm năng ứng dụng của vật liệu nano trên cơ sở HoFeO3 trong các lĩnh vực quang, từ và điện tử.

2/ TS. Phạm Thị Thu Thảo trình bày về "Nghiên cứu khả năng bẫy gốc tự do của N-H, O-H trong các hợp chất vòng thơm chứa Nitrogen"

Abstract: 

Hydroxylamine, diphenylamine đã được xác định là chất chống oxy hóa đầy hứa hẹn có thể loại bỏ hiệu quả các gốc tự do, thông qua cơ chế chủ yếu: chuyển hydro. Cụ thể, đối với N-phenylhydroxylamines, người ta tin rằng cả liên kết N–H và O–H đều đóng vai trò là hai trung tâm cung cấp hydro chịu trách nhiệm cho nhiệm vụ này. Tương tự vậy với liên kết N-H trong diphenylamine. Chúng tôi sử dụng các phương pháp M06-2X/6-311++G(d,p) và CBS-QB3 để sử dụng đánh giá lại các enthalpy phân ly liên kết của N–H và O–H và kết quả được thấy là phù hợp với nhau. Xác định các thông số BDE(N–H), IE (N-H), xem xét lại trong môi trường pha khí, DMSO và nước để so sánh. Ngoài ra, hiệu ứng của việc thay thế bằng nhóm halogen, nhóm cho electron và nhóm hút electron tại vị trí para của vòng thơm ArNHOH và Ar2NH trên BDE của cả liên kết N–H và O–H cũng đã được đánh giá. Ngoài việc kiểm tra vai trò của liên kết O–H và N–H trong việc bẫy các gốc tự do, nghiên cứu hiện tại đã kết hợp một khía cạnh động học để hiểu rõ hơn về các cơ chế liên quan.

3/ TS. Cao Nhật Linh trình bày về "Recent advances in sensor-based corrosion monitoring for reinforced concrete structures."

Abstract: 

The corrosion of reinforcement in concrete is a primary cause of structural degradation, necessitating effective monitoring methods to ensure durability and safety. This work summarizes advancements in non-destructive sensor technologies for corrosion monitoring in reinforced concrete structures over the past two decades. Emphasis is placed on electrochemical techniques, including half-cell potential (HCP), concrete resistivity (CR), linear polarization resistance (LPR), electrochemical impedance spectroscopy (EIS), and galvanostatic pulse techniques (GPT). Additionally, the review explores physical sensing methods such as fiber-optic sensors, elastic wave sensors, piezoelectric transducers, and Hall effect sensors, highlighting their applicability in real-time structural health monitoring. The discussion extends to integrated sensor systems that combine multiple measurement techniques to enhance detection accuracy and provide comprehensive corrosion assessments. Commercially available sensors and emerging technologies currently in development are critically analyzed, addressing their advantages, limitations, and field applicability. This study underscores the necessity of integrating electrochemical and physical sensors to improve monitoring accuracy and enable predictive maintenance strategies. While significant progress has been made in sensor-based corrosion monitoring, further research is required to refine existing technologies, standardized testing protocols, and enhance sensor durability under field conditions.